Tên ebook: Kho Báu của Vua Solomon (full prc)
Tác giả: H.Rider Haggard
Thể loại: Mạo hiểm, Phiêu lưu, Tiểu thuyết, Văn học phương Tây
Người dịch: Thái Bá Tân
Nhà xuất bản: Nxb Văn hóa Thông tin
Nhà phát hành: Minh Long
Khối lượng: 330.00 gam
Định dạng: Bìa mềm
Kích thước: 13 x 20.5 cm
Ngày phát hành: 2012
Số trang: 360
Người dịch: Thái Bá Tân
Nhà xuất bản: Nxb Văn hóa Thông tin
Nhà phát hành: Minh Long
Khối lượng: 330.00 gam
Định dạng: Bìa mềm
Kích thước: 13 x 20.5 cm
Ngày phát hành: 2012
Số trang: 360
Nguồn: maxreading.com
Bìa sách Kho báu của vua Solomon - H.Rider Haggard |
Giới Thiệu:
Henry Rider Haggard (1856 - 1925) là một trong những nhà văn nổi tiếng trong lịch sử văn học Anh. Những tác phẩm nổi tiếng với những tình tiết ly kỳ, hấp dẫn của ông được đông đảo bạn đọc khắp nơi trên thế giới yêu thích và tìm đọc.
Chính từ những cuộc phiêu lưu từ thơ ấu đã giúp cho ông có được kinh nghiệm quý báu trong mảng văn học này. Vào năm1875, với tư cách là thư ký riêng của Toàn quyền Anh tại thuộc địa Natan, bản thân ông đã trực tiếp gặp không ít cuộc phiêu lưu mạo hiểm, và chính những cuộc mạo hiểm này đã tạo cho ông nguồn cảm hứng để viết tiểu thuyết "Kho báu của vua Solomon". Cuốn tiểu thuyết nhanh chóng thu hút và lôi cuốn được độc giả bởi chuyến phiêu lưu kỳ thú. Tên tuổi của ông đã đi xa khỏi biên giới nước Anh và đến với hầu hết các bạn đọc trên thế giới.
Tác phẩm "Kho báu của vua Solomon" được coi là "tiểu thuyết thuộc địa" rất phổ biến tại văn học Tây Âu những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trong tác phẩm, ông đã giúp những người bản xứ, những người thời đó bị coi là "mọi đen" lên án sự áp bức bóc lột của tộc người da trắng. Ngay từ trang đầu ông đã viết: "Trong đời, tôi đã gặp nhiều mọi đen. Không, tôi xin xóa chữ ấy, tôi không thích dùng nó. Tôi đã gặp nhiều người bản xứ thực sự là những người tử tế, đáng kính. Tôi cũng biết không ít những người da trắng đểu cáng, tồi tệ và chẳng bao giờ là người tử tế, dù họ có rất nhiều tiền...".
***
Theo truyền thuyết lịch sử và văn hóa cổ đại, Solomon thường được gọi là một Quốc Vương lý tưởng, một ông vua thánh hiền. Thực ra ông ta là một bạo chúa, ông ta đánh thuế nặng nề, thực thi cưỡng bức lao động, bắt thần dân phải xây dựng một cung điện và miếu thần vô cùng tráng lệ trên Núi Jerusalem. Trong Kinh Thánh đã ghi lại chân thực câu chuyện Solomon xây dựng thần Jéhova: "Solomon cho là cần phải xây cho Thần Jéhova một cung điện thờ, cho mình một cung điện. Thế là Salomon cho tuyển 8 vạn phu khuân vác, 8 vạn thợ đục đá và 3600 đốc công đến xây dựng".
Theo Kinh Thánh viết: Solomon ra lệnh 20 vạn người xây dựng miếu thần đều không phải là người Israel. Ông ta lại chọn trong người Israel được 5 vạn nhân công làm lao dịch. Công trình đó kéo dài đến 7 năm. Điện thần này hướng từ Đông sang Tây dài 250m, rộng hơn 90m được xây dựng cẩn trọng chặt chẽ, nguy nga tráng lệ, phía bên trong trang trí vô cùng hoa mỹ. Thật là một tác phẩm kiến trúc tuyệt vời. Điện thần này đã trở thành trung tâm tôn giáo và hoạt động chính trị của người Do Thái Cổ, đồng thời cũng là biểu tượng của họ.
Hàng ngày, các giáo đồ đến đây để bái yết và hiến tế thần linh. Đá Thánh A La được đặt giữa điện thần. Đá Thánh cao 20m rộng 15m, là một tảng đá hoa cương, được dỡ bởi hai trụ đá cẩm thạch tròn. Phía dưới Đá Thánh là Nham Đường cao 35m, bên trong có bàn thờ, trên bàn thờ đặt một hòm thánh có khắc dòng chữ "Maxi Thập giới" còn gọi là "Mười lời răn của Thánh Jéhova", Jéhova là giáo chủ của Đạo Do Thái. Trong hòm thánh, ngoài những điều răn của Thánh còn có Tây Nại pháp điển. Hòm Thánh được làm bằng vàng ròng, gọi là Hòm của Jéhova cũng còn gọi là Hòm ước vàng. Nó được người Do Thái cổ đại coi là Bảo vật giữ nước liên quan đến việc tồn vong hưng thịnh của dân tộc Do Thái. Ở phía dưới Đá Thánh A La, Solomon cho xây một căn hầm và một đường hầm bí mật. Theo truyền thuyết Solomon đã cất giấu ở căn hầm và đường hầm này rất nhiều châu báu và các đồ vật quý giá. Đó chính là Kho báu của vua Solomon mà cả Thế giới đều đã được nghe nói tới.
Mời các bạn đón đọc Kho báu của vua Solomon của tác giả Henry Rider Haggard.
PRC | Mediafire
PRC | Mediafire
No comments:
Post a Comment